Chú Đại Bi - Ý nghĩa của Chú Đại Bi ,Lợi ích khi tụng

Chú Thường Tụng

Chú Đại Bi bản thường tụng, ý nghĩa tiếng Việt của chú Đại Bi, và Lợi ích gì khi tụng Chú Đại Bi. Tụng Chú Đại Bi không hiểu gì có mang lại lợi lạc không?

I. Kinh Chú Đại Bi ( Bản Thường Tụng trong các chùa hoặc tại gia)

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

2. Nam mô a rị da

3. Bà lô yết đế thước bát ra da

4. Bồ Đề tát đỏa bà da

5. Ma ha tát đỏa bà da

6. Ma ha ca lô ni ca da

7. Án

8. Tát bàn ra phạt duệ

9. Số đát na đát tỏa

10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da

11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

12.Nam mô na ra cẩn trì

13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

14.Tát bà a tha đậu du bằng

15.A thệ dựng

16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)

17.Na ma bà dà

18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

19.Án. A bà lô hê

20.Lô ca đế

21.Ca ra đế

22.Di hê rị

23.Ma ha bồ đề tát đỏa

24.Tát bà tát bà

25.Ma ra ma ra

26.Ma hê ma hê rị đà dựng

27.Cu lô cu lô yết mông

28.Độ lô độ lô phạt xà da đế

29.Ma ha phạt xà da đế

30.Đà ra đà ra

31.Địa rị ni

32.Thất Phật ra da

33.Giá ra giá ra

34.Mạ mạ phạt ma ra

35.Mục đế lệ

36.Y hê di hê

37.Thất na thất na

38 A Ra sâm Phật ra xá lợi

39.Phạt sa phạt sâm

40.Phật ra xá da

41.Hô lô hô lô ma ra

42.Hô lô hô lô hê rị

43.Ta ra ta ra

44.Tất rị tất rị

45.Tô rô tô rô

46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

47.Bồ đà dạ bồ đà dạ

48.Di đế rị dạ

49.Na ra cẩn trì

50.Địa rị sắc ni na

51.Ba dạ ma na

52.Ta bà ha

53.Tất đà dạ

54.Ta bà ha

55.Ma ha tất đà dạ

56.Ta bà ha

57.Tất đà du nghệ

58.Thất bàn ra dạ

59.Ta bà ha

60.Na ra cẩn trì

61.Ta bà ha

62.Ma ra na ra

63.Ta bà ha

64.Tất ra tăng a mục khê da

65.Ta bà ha

66.Ta bà ma ha a tất đà dạ

67.Ta bà ha

68.Giả kiết ra a tất đà dạ

69.Ta bà ha

70.Ba đà ma kiết tất đà dạ

71.Ta bà ha

72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

73.Ta bà ha

74.Ma bà rị thắng yết ra dạ

75.Ta bà ha

76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

77.Nam mô a rị da

78.Bà lô kiết đế

79.Thước bàn ra dạ

80.Ta bà ha

81.Án. Tất điện đô

82.Mạn đà ra

83.Bạt đà gia

84.Ta bà ha.

Trên đây là bản Chú Đại Bi Tiếng Hán được tụng niệm chủ yếu trong các Chùa ở Việt Nam. 

II. Bản Dịch lời Việt, nghĩa của Kinh Chú Đại Bi:

1. Thành kính đảnh lễ ngôi Tam Bảo

2. Thành kính đảnh lễ Đức Quán Tự Tại - Đức Quán Thế Âm

3. Bậc Bồ Tát giác ngộ hữu tình 

4. Bậc đại sĩ

5. Bậc đại bi tâm

7. Tán thán

8. Việc quy y nhất thiết thánh chúng 

9. Và chánh pháp tùy thuộc

10. Sau khi hoàn tất việc đảnh lễ đấng quán Tự Tại Quán Âm Đại từ Bi Tâm 

11. Địa tiếp đến thành kính đảnh lễ các bậc đại chí thánh, 

12. Bậc hiền thiện tôn giả

13. Phóng ra ánh sáng đại quang minh

14. Khiến cho hết thảy chúng sanh nhất thiết được vô ưu 

15. Tý bỉ vô tham 

16. Và trong sạch diệu tịnh

17. Từ đó, hướng tâm đảnh lễ quy y bậc thiện hữu tình, 

18. Quy y bậc đồng từ mà trời và người đều hằng mong thân cận

19. Thần chú tuyên ra: 

20. Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại

21. Từ người phát đại bi tâm 

22. Đến nhất thiết 

23. Các đại giác hữu tình 

24. Như hoa thanh tịnh

25. Vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn

26. Phát đại tự tại tâm hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp

27. Mới có năng lực độ thoát

28. Khỏi các triền phược

29. Vượt thẳng lên được

30. Phải ráng sức duy trì 

31. Cho có được tâm kiên cố

32. Dũng mãnh tự tại

33. Lâu dần cho biến hóa

34. Dẫn đến sự giải thoát

35. Vô nhiễm

36. Nương theo đó

37. Mà thực hiện

38. Hoằng pháp

39. Hỡi vị Pháp vương tử 

40. Chủ của hòa bình

41. Tiếp tục tu hành, tiếp tục làm sạch thân 

42. Và làm sạch tâm- thanh tẩy thân tâm

43. Với tâm đại từ đại bi

44. Khi người đã thành tựu 

45. Trong việc giải thoát

46. Tương ứng với vạn pháp

47. Thành tựu trong đức hạnh

62. Thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu

63. Thành tựu không ai có thể sánh 

64. Khi nói ra có sức thuyết phục

65. Thành tựu ai có thể sánh

66. Trong tất cả 

67. Các ý nghĩa sâu sắc

68. Thành tựu không ai sánh 

69. Trong chuyển pháp luân

70. Thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ

71. Tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp

72. Thành tựu trong việc trở thành 

73. Đức Thế Tôn

74. Thành tựu trong đem uy đức

75. Tạo ra tín nhiệm cho mọi người

76. Thành kính đảnh lễ 

77. Ngôi tam Bảo

78. Thành kính đảnh lễ

79. Đức Quán Tự Tại

80. Đức Quán thế Âm

81. Hiệp nhất các thành tựu viên mãn

82. Đạt được sự viên mãn thành tựu

83. Qua trì tụng 

84. Lời chân ngôn này

III. Lợi ích khi trì tụng Chú Đại Bi:

            Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Ta có thể tin chắc điều đó bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan “Như thế tôi nghe” cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn đã được ghi lại ở trong kinh.

              Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho “chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

IV. Tụng Chú Đại Bi nhưng không hiểu nghĩa có được lợi ích không?

Chú Đại Bi và các loại Chú khác đều thuộc thần chú Mật Tông. 

Thần chú Mật Tông luôn khó hiểu và có những công năng vô cùng kỳ diệu. Nếu như tìm hiểu về nghĩa của Chú Đại Bi sẽ thấy mỗi câu trong thần chú là 1 pháp tu. “Đại” có nghĩa là Lớn, Nhiều. Chú Đại Bi có nghĩa là Lòng Từ Bi Vô Hạn. Khi tụng Chú Đại Bi chúng ta sẽ khởi tâm từ bi, dần dần xóa bỏ được tham, sân, si bên trong

Tụng chú Đại Bi phải nhập vào tâm từ bi, phải tu tâm từ bi thì tụng Chú mới mang đến lợi lạc, mới được các ngài hộ pháp hộ trì. Người tụng chú phải luôn lấy tâm từ bi làm gốc. Nếu thực hành được tâm từ bi, giữ tâm thanh tịnh, chú tâm để trì chú thì sẽ thấy lợi ích vô cùng lớn lao mà chú mang đến.

Nhiều người trong chúng ta vẫn còn tham, sân, si. Tuy nhiên, khi tụng Chú Đại Bi thì phần ác cũng sẽ dần dần giảm bớt. Nếu chúng ta chuyên sâu, chịu khó nghe các thầy giảng pháp về ý nghĩa kinh chú, sẽ càng đạt được nhanh chóng thành tựu trong việc tu tập.

Tin về Chú Thường Tụng

Thần Chú Bảo Vệ Sản Phụ Sinh Đẻ Khó khăn, Băng Huyết

Chú Thường Tụng - 2 năm trước
Có 2 câu thần chú bảo vệ sản phụ khi sinh đẻ khó khăn, và bị băng huyết. Trì tụng thần chú này và làm theo hướng dẫn sẽ được tai qua nạn khỏi

15 loại Quỷ khiến trẻ khóc đêm - Thần Chú Trị Trẻ Quấy Khóc Đêm

Chú Thường Tụng - 2 năm trước
Mười lăm quỷ thần này, thường đi khắp nơi thế gian vì trẻ sơ sinh nhỏ dại mà làm cho sợ hãi. Nay con nói về hình tướng kinh khủng của các quỷ thần này

Nghi Thức Trì Tụng Chú Dược Sư - Bản Thường Tụng

Chú Thường Tụng - 3 năm trước
Hướng dẫn Phật Tử Tại Gia có thể tự tụng Chú Dược Sư cầu mạnh khỏe, bình an. Bản Chú Dược Sư Thường tụng theo thứ tự Nguyện Hương, Đảnh lễ, Tán Hương,

Chú Lăng Nghiêm - Duyên Khởi, Ý Nghĩa, Lợi Ích của Chú Lăng Nghiêm

Chú Thường Tụng - 4 năm trước
Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số l

Nghi Thức Trì Tụng Chú Đại Bi (Bản Thường Tụng)

Chú Thường Tụng - 4 năm trước
Nghi Thức Trì Tụng Chú Đại Bi mà Phật Tử có thể Tự thực hiện tại nhà theo trình tự Nguyện Hương, Đảnh lễ tam bảo, Tán Hương, Trì Tụng Chơn Ngôn, Phát

Thập Chú và Công Năng Kỳ Diệu của Thập Chú

Chú Thường Tụng - 4 năm trước
Thập Chú hay còn Gọi là 10 Bài Chú Thường Tụng. Mỗi Bài Chú có tác dụng và công năng, lợi ích khác nhau, cùng tìm hiểu ý nghĩa, công năng, và tụng Thậ

Sự Vi Diệu và Linh Ứng của Tiêu Tai Kiết Thường Thần Chú

Chú Thường Tụng - 4 năm trước
Sự vi diệu của Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú không phải ở việc đọc tụng kinh hàng ngày mà là ở sự nỗ lực tu tập,“không cần hình thức, chỉ cần chúng ta